thương hiệu

Nguyên tắc vàng khi đặt tên thương hiệu doanh nghiệp

Chẳng phải tuyệt nhiên tên thương hiệu của bạn được khách hàng nhắc đến đầu tiên. Tất cả do nỗ lực marketing và truyền thông đều hướng đến mục tiêu cuối cùng đó là xây dựng được hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Để có thể thành TOP OF MIND thì doanh nghiệp nên nắm rõ nguyên tắc vàng này để có thể ghi dấu thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

  1. Bảo hộ được 

Điều đầu tiên và tiên quyết đó là tên thương hiệu bảo hộ về mặt pháp lý để tránh bị làm giả làm nhái ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên đăng kí bản quyền thương hiệu để giảm những rủi ro cho doanh nghiêp. Bản quyền thương hiệu là một vấn đề đáng lưu ý đối với doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu.

2. Đơn giản và dễ nhớ

Một những nguyên lý bất biến khi đặt tên thương hiệu đó chính là tính dễ nhớ. Đừng bao giờ đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn khi nó quá khó đọc và phức tạp. Dù là tên nước ngoài hay tên Việt Nam thì nên là đọc sao viết vậy.

Một bí quyết nhỏ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được tên thương hiệu dễ nhớ hơn đó là tên thương hiệu nên chứa nguyên âm như a, o, e,…Một số thương hiệu nổi tiếng như Coca cola, Honda, Amazon,…Nguyên âm sẽ làm cho tên thương hiệu cân đối, dễ nhớ, dễ đọc hơn tạo được ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người tiêu dùng.

3. Tên thương hiệu thể hiện được ngành nghề kinh doanh và sản phẩm

Mặc dù không hẳn lúc nào tên thương hiệu cũng thể hiện được ngành nghề kinh doanh nhưng với một số doanh nghiệp nhỏ đặt tên thương hiệu thể hiện được lĩnh vực kinh doanh sẽ dễ dàng hơn trong việc định vị thương hiệu. Việc đặt tên thương hiệu như vậy sẽ tối ưu hóa được chi phí truyền thông, hiệu quả trong việc định vị hình ảnh thương hiệu đối với người tiêu dùng.

Một số thương hiệu nổi tiếng khéo léo trong việc đặt tên thương hiệu thể hiện được lĩnh vực kinh doanh và nghành nghề kinh doanh như sau: Ngành sữa có Vinamilk, TH true milk, Vinasoy,.. Đồ dùng sơ sinh: Kidplaza, shoptretho,..Tên thương hiệu gắn liền và nhất quán xuyên suốt quá trình xây dựng và tạo dựng thương hiệu. Chính vì vậy khâu lựa chọn tên thương hiệu được coi là khâu quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.

4. Phân khúc thị trường và hướng tới khách hàng mục tiêu

Điều vô cùng quan trọng khi đặt tên thương hiệu đó là cần xác định rõ phân khúc thị trường: thị trường trong nước hay thị trường nước ngoài, Khách hàng mục tiêu: khách hàng bình dân hay khách hàng cao cấp. Từ đó đưa ra chiến lược xây dựng và đặt tên thương hiệu cho phù hợp và hiệu quả nhất

thương hiệu

  • Đối với khách hàng bình dân: Tên thương hiệu cần đơn giản, dễ nhớ, dễ đọc, nên đặt tên Tiếng Việt thay vì Tiếng Anh. Có như vậy thương hiệu với dễ dàng định vị được trong tâm trí người tiêu dùng
  • Đối với khách hàng cao cấp: Tên thương hiệu thể hiện được sự sang trọng, thể hiện cái tôi của người dùng. Nhu cầu thể hiện bản thân phải được thỏa mãn khi khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Đôi khi họ mua sản phẩm chỉ vì sự sang trọng của thương hiệu và để tự thể hiện bản thân. Doanh nghiệp cần thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

5. Tên miền

thương hiệu

Thời đại internet bùng nổ, phát triển và xây dựng thương hiệu trên internet sẽ tăng được độ nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp. Đăng kí tên miền theo tên thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu nhanh chóng trên internet. Lựa chọn đăng kí tên miền Việt Nam hay tên miền quốc tế còn phụ thuộc chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tham khảo giá tên miền việt namgiá tên miền quốc tế tại iNET- nhà đăng kí tên miền uy tín tại thị trường Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp iNET cam kết sẽ mang đến cho bạn sự lựa chọn hoàn hảo nhất để có thể lựa chọn được tên miền thương hiệu thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu hiệu quả.

>>> Xêm thêm: Mạng xã hội- công cụ tiếp thị hữu hiệu cho doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*