Tranh chấp tên miền tuy đã được mổ xẻ khá nhiều nhưng chưa bao giờ là giảm sức nóng. Điển hình đã có những vụ tranh chấp tên miền tại việt nam lên đến vài năm nhưng vẫn chưa kết thúc
Quan điểm về tên miền
– Đối với cá nhân: Tên miền là một tài sản quảng bá cho thương hiệu, đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ và phần lớn được sử dụng trong ngành thương mại trên Internet
– Đối với các tổ chức quản lý tài nguyên: Tên miền là tên được sử dụng để xác định danh tính các địa chỉ trên Internet (định nghĩa đã được thể chế hoá).
* Quan điểm hiện nay: Các đối tượng sở hữu trí tuệ được phát triển, quảng bá trên Internet thông qua tên miền và góp phần quan trọng trong việc xúc tiến thương mại, mở rộng cơ hội kinh doanh, khẳng định hình ảnh của doanh nghiệp.
Các căn cứ để giải quyết tranh chấp tên miền
– Tên miền của chủ thể na ná giống hoặc khiến người khác nhầm lẫn tới một nhãn hiệu hàng hoá, tên chiến dịch hoặc một dịch vụ nào đó đã được đăng ký bảo hộ;
– Chủ thể đăng ký tên miền không có quyền hợp pháp đối với tên miền đó;
– Tên miền được sử dụng trái với pháp luật, nghị định của nhà nước, không đúng mục đích, nhằm mục tiêu đầu cơ, chiếm dụng hoặc được sử dụng nhằm chống lại người đăng ký thương hiệu.
Giải quyết tranh chấp tên miền bằng biện pháp thương mại
– Backorder: đăng ký lại tên miền nếu như chủ sở hữu hợp pháp không gia hạn nữa.
– Auctions: bán đấu giá công khai.
– Private clubs: bí mật đăng ký tên miền và chào bán hạn chế cho một số chủ thể.
– Professional speculator: bí mật mua lại tên miền và bán lại thu lợi
Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền
Cơ chế giải quyết tranh chấp tên miền:
– Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền được xây dựng trên nền tảng của phương thức trọng tài, được tổ chức quản lý tên miền quốc gia và quốc tế thông qua;
– Một tổ chức có năng lực giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài được uỷ nhiệm trở thành tổ chức cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp tên miền (provider);
– Tổ chức cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp tên miền xây dựng Điều lệ giải quyết tranh chấp tên miền phù hợp với Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền.
Kì sau sẽ là bài viết về các nghị định về việc tranh châp do nhà nước ban hành. Mong mọi người đón đọc.
Những nguyên tắc, quy định liên quan đến vấn đề bảo hộ và tranh chấp tên miền (P1)
Leave a Reply