Các hình thức giải quyết tranh chấp tên miền
Trước khi đăng kí hay mua một tên miền nào đó để phục vụ việc kinh doanh trực tuyến, bạn không thể bỏ qua việc tra tên miền, để xem tên miền đã có người khác đăng ký chưa. Sau đó bạn tiến hành làm thủ tục đăng ký tên miền này với nhà cung cấp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tên miền, rất có thể bạn sẽ bị người khác tranh chấp tên miền này. Vậy nếu trường hợp này xảy ra phải giải quyết thế nào?
Căn cứ Điều 76-Luật Công nghệ Thông tin; Điều 16 – Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, đã quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” như sau:
Thông qua thương lượng, hòa giải
- Các bên có thể thực hiện hòa giải trước hoặc trong quá trình tố tụng. Thủ tục hòa giải trước/trong quá trình tố tụng sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về giải quyết tranh chấp, các bên sẽ lập Biên bản hòa giải thành theo quy định của pháp luật, Biên bản này sẽ phải được gửi đến Nhà đăng ký tên miền “.vn” liên quan để làm cơ sở xử lý tên miền tranh chấp.
Thông qua Trọng tài
Các bên có thể lựa chọn hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp tên miền tức giải quyết thông qua một bên thứ 3 có uy tín và đảm bảo sự công bằng. Thủ tục giải quyết tranh chấp tên miền phát sinh trong hoạt động thương mại tại các Trung tâm trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Khởi kiện tại Tòa án
Các bên tranh chấp tên miền có thể yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết trong quan hệ dân sự và hoạt động thương mại. Thủ tục giải quyết các tranh chấp tên miền này được thực hiện theo quy định của pháp luật. Các bên liên quan phải thống nhất đi đến lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp tên miền phù hợp.
Hiện tại, việc tra tên miền đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ với một vài thao tác đơn giản như trên inet.vn là bạn có thể kiểm tra xem tên miền bất kì đã có người đăng ký và sử dụng chưa. Kiểm tra kỹ tên miền trước khi đăng ký sẽ giúp hạn chế việc tranh chấp tên miền sau này. Khi đăng ký và sử dụng tên miền luôn được thực hiện theo nguyên tắc “Bình đẳng, không phân biệt đối xử” và “Đăng ký trước được quyền sử dụng trước”. Vì vậy cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lưu ý đăng ký sớm các tên miền có liên quan để tránh các tranh chấp phát sinh về tên miền.